:: Quên mật khẩu? ::
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Chào mừng bạn đến với Diễn đàn
» Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến diễn đàn thì xin mời bạn xem phần hỏi/đáp để biết cách dùng diễn đàn.
» Để có thể tham gia thảo luận, bạn phải đăng kí thành viên, click vào đây để đăng kí.

Chúc mừng năm mới tất cả các thành viên!!!
bichhien92 (212)
nguoingamsao02 (170)
susu_svdn (122)
davidsilva93 (106)
Admin (93)
thibapnuong1 (88)
vip123 (70)
thanhnhan (66)
kisslove (63)
vănlinh9d (61)
9d thân yêu Trả lời9d thân yêu - 105 Trả lời
Một thời đã qua (gởi 9d thân yêu 03-07) Trả lờiMột thời đã qua (gởi 9d thân yêu 03-07) - 85 Trả lời
1...2..về thôn 3 thôi Trả lời1...2..về thôn 3 thôi - 82 Trả lời
anh em thôn 6 tám chuyện nào Trả lờianh em thôn 6 tám chuyện nào - 79 Trả lời
tinh thần học sinh đức chánh Trả lờitinh thần học sinh đức chánh - 63 Trả lời
Album E Su...nhỏ nào muốn nuôi gạo thì liên hệ chị hen Trả lờiAlbum E Su...nhỏ nào muốn nuôi gạo thì liên hệ chị hen - 49 Trả lời
[ADMIN]Lời kêu gọi của Admin diễn đàn học sinh Đức Chánh Trả lời[ADMIN]Lời kêu gọi của Admin diễn đàn học sinh Đức Chánh - 38 Trả lời
Mần quen nha mọi người...tình hình là mình khai màn ảnh thành viên ;)) Trả lờiMần quen nha mọi người...tình hình là mình khai màn ảnh thành viên ;)) - 25 Trả lời
Nhật kí những ngày mưa... Trả lờiNhật kí những ngày mưa... - 22 Trả lời
Nhớ cô Sen Trả lờiNhớ cô Sen - 20 Trả lời
BÀI CA HOÁ TRỊ (Rất hữu ích cho các bạn lớp 8) lượt xemBÀI CA HOÁ TRỊ (Rất hữu ích cho các bạn lớp 8) - 10047 Xem
Cách gửi bài vào forum lại bỏ " http://adf.ly" nên đọc !!! lượt xemCách gửi bài vào forum lại bỏ " http://adf.ly" nên đọc !!! - 8922 Xem
CD Very easy toeic đây, trọn bộ hai đĩa lượt xemCD Very easy toeic đây, trọn bộ hai đĩa - 6004 Xem
9d thân yêu lượt xem9d thân yêu - 3981 Xem
Một thời đã qua (gởi 9d thân yêu 03-07) lượt xemMột thời đã qua (gởi 9d thân yêu 03-07) - 3473 Xem
1...2..về thôn 3 thôi lượt xem1...2..về thôn 3 thôi - 3107 Xem
tinh thần học sinh đức chánh lượt xemtinh thần học sinh đức chánh - 2478 Xem
anh em thôn 6 tám chuyện nào lượt xemanh em thôn 6 tám chuyện nào - 2409 Xem
Tạo email lượt xemTạo email - 2385 Xem
Album E Su...nhỏ nào muốn nuôi gạo thì liên hệ chị hen lượt xemAlbum E Su...nhỏ nào muốn nuôi gạo thì liên hệ chị hen - 1783 Xem

Share | 
 

 5 đường Phố Mang Tên 5 Người Con Quảng Ngãi ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Tổng tư lệnh
Tổng tư lệnh
Admin

Tổng số bài gửi : 93
Điểm bài viết : 182
Được cảm ơn : 2
Ngày tham gia : 20/07/2011
Tuổi : 44
Đến từ : Quảng Ngãi

5 đường Phố Mang Tên 5 Người Con Quảng Ngãi ở Thành Phố Hồ Chí Minh Empty
Bài gửiTiêu đề: 5 đường Phố Mang Tên 5 Người Con Quảng Ngãi ở Thành Phố Hồ Chí Minh   5 đường Phố Mang Tên 5 Người Con Quảng Ngãi ở Thành Phố Hồ Chí Minh I_icon_minitime30/7/2011, 16:31

5 đường Phố Mang Tên 5 Người Con Quảng Ngãi ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Thành phố mang tên Bác Hồ là thành phố có quy mô đô thị và số dân lớn nhất và nhiều nhất đất nước.

Hiện nay, thành phố có khoảng 800 con đường lớn, nhỏ, dài, ngắn đan nhau chằng chịt, trong đó có năm con đường mang tên năm người con quê ở Quảng Ngãi đó là Thái Phó, Đại đô đốc Tây Sơn Trần Quang Diệu; Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định; Liệt sĩ cộng sản, nguyên uỷ viên xứ uỷ Nam Bộ kiêm Bí thư Thành uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn, Đảng viên cộng sản Đông Dương- Lê Văn Sĩ; Nhà báo yêu nước, tiến bộ Nam Quốc Cang và liệt sĩ, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu. Trong năm con đường này, có một con đường nằm trên địa bàn quận 1, ba đường nằm trên quận 3 và con đường còn lại chạy từ quận 3 vượt qua quận Phú Nhuận, kéo dài tới quận Tân Bình.

Trần Quang Diệu
Ông Trần Quang Diệu (Nhâm Tuất 1802) ở Thôn Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, chồng nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân, cả hai đều là danh tướng Tây Sơn. Thời thanh niên, do căm giận lũ quan lại, hào lý tham nhũng, ức hiếp dân lành, ông đứng lên chiêu mộ những người cùng chí hướng, lập căn cứ ở vùng núi Thạch Bi để chống lại. Sau khi Tây Sơn phát cờ khởi nghĩa, vợ chồng ông kéo quân về hợp nhất với quân Tây Sơn, cùng Nguyễn Huệ lập nhiều chiến công đánh đuổi quân Thanh xâm lược đầu xuân Kỷ Dậu 1789. Năm 1790, vua Quang Trung bổ nhiệm ông làm Đốc trấn Nghệ An, trông coi việc xây thành Phượng Hoàng trung đô. Năm 1792, vua Quang Trung mất, ông được cử giữ chức Thái Phó, tận tình giúp vua Cảnh Thịnh. Từ phía Nam, nhiều lần Nguyễn Ánh đem quân ra đánh thành Quy Nhơn, ông đã nhiều lần đánh quân Ánh đại bại. Năm 1802, được tin quân Tây Sơn bị đánh bại ở Trấn Ninh, ông cùng Võ Văn Dũng kéo quân ra Nghệ An cứu viện. Nhưng ra đến huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nghe tin Nghệ An đã mất về tay quân Nguyễn Ánh, ông cùng vợ dẫn quân lên phía Tây, định theo đường thượng đạo ra Bắc. Đến huyện Thanh Chương, vợ chồng ông rủi ro bị bắt. Sau nhiều ngày tra trấn nhưng không được, Nguyễn Ánh đã dùng hình phạt rất dã man để giết cả gia quyến ông. Ông bị xử tội lột da, vợ con ông bị voi dày.

Trương Định
Trương Định (1820-1864) ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, là một anh hùng kháng Pháp nổi tiếng trong lịch sử cận đại Việt Nam. Hồi còn nhỏ ông theo phụ thân là lãnh binh Trương Cầm vào Gia Định. Năm 1850 do có công khai hoang lập ấp, ông được phong chức quân cơ. Tháng 2/1859, giặc Pháp chiếm thành Gia Định, ông đem quân đến đánh ở Thuận Kiều, đánh thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè… và trở thành nỗi khiếp sợ của quân xâm lược. Năm 1860, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông chiến đấu quyết liệt giữ đồn Kỳ Hòa và sau khi đồn này thất thủ, ông vẫn bám lại chiến đấu một thời gian, sau đó kéo quân về Tân Hòa, Gò Công lập căn cứ, liên tục tổ chức nhiều trận đánh địch trên một vùng rộng lớn từ Gò Công tới Tân An, từ Mỹ Tho tới Chợ Lớn. Sau khi triều đình Huế ký hòa ước với Pháp (5/6/1862) và cắt ba tỉnh Đông Nam bộ cho chúng, ông được phong chức lãnh binh nhưng chống lại lệnh thuyên chuyển về An Giang, được nhân dân cả vùng tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái. Ngày 26/2/1863, Pháp tấn công vào nghĩa quân, ông dũng cảm chiến đấu và thoát khỏi vòng tay của địch, sau đó kéo quân về Lý Nhơn-Biên Hòa. Đêm 18 rạng 19/8/1964 trong trận đánh ở Tân Hòa, ông bị lọt vào vòng vây của chúng. Biết mình không thể chiến đấu được nữa, ông đã rút gươm tự sát, không chịu để giặc bắt sống.

Cảm kích trước cái chết oanh liệt của Trương Định, nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế khóc vị anh Hùng “đám lá tối trời” hết lời ca ngợi khí phách anh hùng lẫm liệt của ông.


Lê Văn Sĩ
Lê Văn Sỹ tên thật là Võ Sĩ (1910-1948) ở thôn Minh Tân, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức. Ông giác ngô cách mạng sớm, năm 17 tuổi gia nhập thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1929 ông bị bắt giam ở nhà lao Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Kon Tum. Sau khi ra tù lại tiếp tục hoạt động nên năm 1932 lại bị bắt đày đi Lao Bảo, Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông về hoạt động ở Nam bộ, năm 1947 được bầu vào làm Ban chấp hành Xứ bộ Nam bộ Đảng Cộng sản Việt Nam kiêm Bí thư Thành uỷ Sài Gòn-Chợ lớn, tháng 11-1948 ông hy sinh trong một cuộc chống càn tại Láng Le.


Nam Quốc Cang
Nam Quốc Cang tên thật là Nguyễn Văn Sinh (1917-1950) ở huyện Đức Phổ, vào Sài Gòn từ năm 1940. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông viết cho báo Tin Điển lúc đó đang nổi tiếng chống thực dân Pháp tái chiếm Việt Nam. Mục “Trớ trêu”do ông phụ trách được độc giả rất thích. Sau đó ông được giữ chức chủ bút báo “Thời cuộc” rồi sang báo “Dân Quý” làm quản lý. Những bài báo của Nam Quốc Cang đã làm cho bọn xâm lược Pháp căm tức và chúng đã tổ chức cho tay sai bắn chết ông vào trưa ngày 6/5/1950 tại đường Anh em Lu-i nay là đường Nguyễn Trãi.


Nguyễn Thị Diệu
Nguyễn Thị Diệu (1925-1955) quê thôn Tân Phong, xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, cùng quê với Bí thư đầu tiên tỉnh Quảng Ngãi - Nguyễn Nghiêm. Bà là con của Thựơng Thư Nam triều Nguyễn Hiền. Lúc nhỏ, bà theo thân phụ đang làm quan ở Rạch Giá nên học tiểu học ở đó. Sau bà lên Sài Gòn học Trường Marie Curie và đỗ tú tài. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, bà tham gia hoạt động trong Đoàn phụ nữ cứu quốc Sài Gòn và khi hợp nhất các tổ chức phụ nữ kháng chiến ở Nam Bộ, bà được bầu vào Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bị kẻ thù truy bắt, năm 1950 bà ra bưng biền Tây Nam bộ hoạt động, tự mình bơi thuyền đi tới các xã hẻo lánh, xa xôi để hoạt động cách mạng. Năm 1952 bà về huyện Kế Sách phụ trách thuế nông nghiệp. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ bà được phân công vào nội thành công tác. Tại thành phố, bà vào dạy tại trường Trung học Đức Trí, hoạt động trong Nghiệp đoàn giáo học tư thục và trong phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày 6/7/1955, bà bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và bị thủ tiêu tại Thủ Đức, lúc đang mang thai ba tháng với người chồng là nhà báo cách mạng Phạm Phong Lẫm (bút danh Hoa Lư).


Một tỉnh nhỏ mà có tới năm người được chính quyền và nhân dân ở thành phố lớn nhất nước lấy tên đặt cho những con đường tại đó, việc ấy, phải chăng cũng nói lên phần nào nét đẹp tinh thần đáng tự hào về truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của người dân nước Việt ở miền đất Cẩm Thành này.

Về Đầu Trang Go down
https://ducchanh.forumvi.com
 

5 đường Phố Mang Tên 5 Người Con Quảng Ngãi ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Mần quen nha mọi người...tình hình là mình khai màn ảnh thành viên ;))
» Thơ về Quảng Ngãi
» Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 (2010-2011) ở Quảng Ngãi
» Câu chuyện của những người đi tìm hình ảnh của Đức Chánh trên mạng toàn cầu
» Nhận quảng cáo
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Cuộc sống muôn màu :: Quảng Ngãi - địa linh nhân kiệt :: Danh nhân Quảng Ngãi-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất